Hà Nội: Nuôi chó phải đăng ký với Ủy ban phường

(LuatVietnam) Đây là một trong những nội dung nằm trong Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2018 - 2021 đã được UBND TP. Hà Nội ban hành theo Kế hoạch 30/KH-UBND ngày 26/01/2018.

Theo đó, UBND TP.Hà Nội yêu cầu chủ nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với UBND xã, phường, thị trấn; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; chấp hành nghiêm việc tiêm vắc - xin phòng bệnh Dại theo quy định.

Hà Nội: Nuôi chó phải đăng ký với Ủy ban phường

Hà Nội yêu cầu nuôi chó phải đăng ký với Ủy ban phường

Chủ nuôi chó phải chịu mọi chi phí trong trường hợp chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó thả rông, cắn người, chủ vật nuôi phải bồi thường cho người bị hại.

UBND phường, xã, thị trấn sẽ phải quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người đến nhận; Sẽ thí điểm việc đeo thẻ cho chó, mèo đã được tiêm phòng Dại ở các quận nội thành, nơi đông dân cư, khách du lịch.

Việc tiêm phòng vắc - xin cho chó, mèo tại Hà Nội sẽ được thực hiện định kỳ vào tháng 3 - 4 hàng năm và tiêm bổ sung hàng tháng cho chó, mèo mới phát sinh hoặc đã hết miễn dịch bảo hiểm, đảm bảo 90% chó, mèo trên địa bàn được tiêm vắc - xin.

Xem thêm:

Luật Chăn nuôi 2018: 7 điểm mới, đáng chú ý nhất

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Đây là yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị 35/CT-TTg về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.