GPD năm 2015 dự kiến đạt 6,2%

(LuatVietnam) Ngày 04/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2015, yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các mục tiêu đã được Quốc hội thông qua, phấn đấu năm 2015 đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%, kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 5%; giảm nợ xấu xuống dưới mức 3% vào cuối năm 2015...

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu; kiên quyết tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo lộ trình; bảo đảm cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế, nhất là trước và sau Tết Nguyên đán.

Bộ Tài chính được yêu cầu bảo đảm cân đối ngân sách Nhà nước, nhất là kế hoạch thu ngân sách Nhà nước năm 2015, kể cả trong trường hợp giá dầu thế giới tiếp tục giảm; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế và áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, bảo đảm công tác thanh tra, kiểm tra thuế với đối tượng có rủi ro cao về thuế, không gây phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế.

Về chính sách với hàng mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, Chính phủ thống nhất tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với hàng mua bán, trao đổi để phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng và sản xuất của cư dân biên giới. Đồng thời, giao Bộ Tài chính chủ trì sửa đổi theo hướng giảm số lần được miễn thuế trong tháng, điều chỉnh danh mục mặt hàng trao đổi, mua bán được miễn thuế của cư dân biên giới theo từng thời kỳ, khu vực, ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trốn thuế; đặc biệt, thực hiện thu thuế đầy đủ đối với hàng hóa không phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng, sản xuất của cư dân biên giới.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thống nhất thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, phường trên cơ sở biên chế hiện có tại Hà Nội và TP. HCM trong năm 2015; theo đó, công chức, viên chức này sẽ có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, được trang bị trang phục riêng và hưởng chế độ như thanh tra chuyên ngành...
·         LuatVietnam
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.