Theo đó, đến năm 2030, mục tiêu Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), cụ thể:
- Tỷ lệ sáng chế được thai khác thương mại đạt 8-10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ;
- Có ít nhất 1 - 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước ngoài;
- Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm;
- Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 - 10%/năm…
Để thực hiện được điều đó, cần phải thực hiện một số biện pháp như:
- Tinh giản cơ quan xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính;
- Khuyến khích giải quyết các tranh chấp về SHTT bằng hình thức trọng tài, hòa giải;
- Xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là xâm phạm SHTT trong môi trường kỹ thuật số;
- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền SHTT của mình;
- Phát triển đội ngũ giám định viên SHTT, thúc đẩy phát triển dịch vụ giám định SHTT và dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo vệ quyền SHTT…
Quyết định này được ban hành và có hiệu lực từ ngày 22/8/2019.
Nguyễn Hương