Giới thiệu điểm mới của Thông tư 87 về cưỡng chế thuế

Tổng cục Thuế đã ra Công văn 4376/TCT-QLN về giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 87/2018/TT-BTC  sửa đổi Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.

Giới thiệu điểm mới của Thông tư 87 về cưỡng chế thuế (Ảnh minh họa)


Những điểm mới của Thông tư 87 được Tổng cục Thuế giới thiệu như sau:

Về nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

Thông tư 87/2018/TT-BTC bổ sung quy định tạm dừng hoặc chưa thực hiện cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt mà số tiền đang bị cưỡng chế hoặc đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế đã được cơ quan thuế ban hành quyết định gia hạn nộp thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.

Về gửi quyết định cưỡng chế thuế

Sửa đổi quy định về gửi quyết định cho đối tượng bị cưỡng chế. Theo đó, quyết định phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế theo phương thức điện tử đối với trường hợp đối tượng bị cưỡng chế mà đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử.

Nếu chưa có tài khoản giao dịch, quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

Về chấm dứt hiệu lực Quyết định cưỡng chế:

Thông tư 87 bổ sung quy định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế đối với trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp dần tiền thuế nợ, gia hạn nộp thuế hoặc không tính tiền chậm nộp tiền thuế…

Về xác minh thông tin tài khoản của đối tượng cưỡng chế:

Bỏ quy định xác minh thông tin về số tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế. Thay vào đó, cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có của ngành hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân liên quan để ban hành quyết định cưỡng chế.

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.