Giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính Nhà nước

Từ ngày 15/02/2019, việc lập Báo cáo tài chính Nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 133/2018/TT-BTC.

Báo cáo cung cấp thông tin tài chính phải được lập cùng kỳ kế toán năm với Báo cáo tài chính Nhà nước. Khi lập Báo cáo tài chính Nhà nước phải loại trừ các số liệu phát sinh từ giao dịch nội bộ.

Giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính Nhà nước
Giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính Nhà nước (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 133/2018/TT-BTC, giao dịch nội bộ là giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính Nhà nước.

Cụ thể, các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính Nhà nước toàn quốc gồm:

- Vay từ các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ.

- Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,... từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp Trung ương.

- Giao dịch nội bộ giữa các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách các cấp; giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các cấp ngân sách với nhau…

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.