Giảm tỷ trọng cho vay bất động sản và chứng khoán

Giảm tỷ trọng cho vay bất động sản và chứng khoán
(LuatVietnam) Ngày 01/03/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Trong đó, mục tiêu năm 2011 là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.
 
Các tổ chức tín dụng được yêu cầu phải xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng.
 
Giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.
 
Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (02) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 06 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
 
Về phần mình, Thống đốc chỉ đạo các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ để giảm nhu cầu vay; áp dụng biện pháp giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.
 
Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường ngoại tệ, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý; bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
 
Một trong những điểm đáng lưu ý khác trong Chỉ thị này là việc Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng; theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung - cầu trong nước, chọn một số doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu vàng, điều tiết và ổn định giá vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do…
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giá điện thực tế có thể lên đến hơn 3.000 đồng/kWh

Giá điện thực tế có thể lên đến hơn 3.000 đồng/kWh

Giá điện thực tế có thể lên đến hơn 3.000 đồng/kWh

Chỉ 02 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án giá điện mới, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/02/2011 quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện. Trong đó, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất áp dụng đối với giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm lần lượt như sau: Cấp điện áp từ 110 kV trở lên là 1.043 đ/kWh, 646 đ/kWh, 1.862 đ/kWh; Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV là 1.068 đ/kWh, 670 đ/kWh, 1.937 đ/kWh; Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV là 1.093 đ/kWh, 683 đ/kWh, 1.999 đ/kWh...

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao là chủ trương được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 với nhiều ưu đãi dành cho các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng...

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ trong đó có việc quản lý thị trường vàng theo hướng xóa kinh doanh vàng miếng tự do là một trong 06 nhóm giải pháp đã được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện 06 nhóm giải pháp, trong đó có: chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước...

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Hôm qua, 23/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân năm 2011 là 1.242 đồng/kWh áp dụng từ ngày 01/3/2011; so với giá bán điện bình quân năm 2010 thì mức giá điện năm 2011 tăng 165 đồng/kWh. Cùng ngày, Thủ tướng cũng phê duyệt Biểu giá bán lẻ điện bậc thang cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 7 bậc với bậc thang đầu tiên từ (0-50 kWh) có giá ở mức tương đương giá thành điện bình quân; giá điện cho bậc thang thứ 2 (từ 0-100 kWh) ở mức bằng giá bán điện bình quân được phê duyệt...