(LuatVietnam) Nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp (DN) Nhà nước để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp khắc phục và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các DN Nhà nước xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền..., ngày 20/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: Quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các DN theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013; sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của DN; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với DN; tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với người quản lý DN, người đại diện và lao động làm việc tại DN; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tăng, giảm vốn điều lệ; vay nợ, cho vay nợ (trong nước và nước ngoài); huy động vốn; nghĩa vụ tài sản; mua, bán tài sản có giá trị (từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ) và việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của DN tại các DN khác theo chủ trương đã phê duyệt...
Trong đó, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra phải tuân theo các quy định của pháp luật, bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; không trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và không làm cản trở hoạt động bình thường của các DN là đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác.
Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như: Quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các DN theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013; sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của DN; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với DN; tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với người quản lý DN, người đại diện và lao động làm việc tại DN; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tăng, giảm vốn điều lệ; vay nợ, cho vay nợ (trong nước và nước ngoài); huy động vốn; nghĩa vụ tài sản; mua, bán tài sản có giá trị (từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ) và việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của DN tại các DN khác theo chủ trương đã phê duyệt...
Trong đó, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra phải tuân theo các quy định của pháp luật, bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; không trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và không làm cản trở hoạt động bình thường của các DN là đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2014.
- LuậtViệtnam