Giám định viên tư pháp ngân hàng có thể không có bằng đại học

Nội dung đáng chú ý này vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại Thông tư số 14/2020/TT-NHNN quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

giam dinh vien tu phap ngan hang
Giám định viên tư pháp ngân hàng có thể không có bằng đại học (Ảnh minh họa)

Theo đó, tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được nêu cụ thể tại Điều 5 Thông tư này như sau:

- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.

- Không phải là người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành tài chính - ngân hàng; kế toán; kinh tế; luật; công nghệ thông tin, mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật in và công nghệ hóa học.

Nếu không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như tiền giấy, bảo hiểm tiền gửi, hoạt động cấp tín dụng… và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

- Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp lĩnh vực người này được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.

Thông tư này được ban hành ngày 16/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.