Hà Nội giải đáp thắc mắc về chính sách hỗ trợ lao động tự do

Ngày 26/8/2021, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã có Công văn số 4899/SLĐTBXH-VLATLĐ về việc hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tự do.

Tại Công văn, Sở LĐTBXH đề nghị các đơn vị thực hiện xét duyệt đối với người lao động tự làm và làm việc tại các hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh là công việc đem lại thu nhập chính mà bị mất việc làm thì thuộc đối tượng được xem xét hỗ trợ.

Theo đó, các đối tượng này phải đáp ứng quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND, cụ thể:

- Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố;

- Người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền (trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng).

Điều kiện nhận hỗ trợ với lao động tự do là phải có cư trú hợp pháp trên địa bàn Thành phố và bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021.

giai dap thac mac cua lao dong tu do nhan ho tro
Hà Nội giải đáp thắc mắc của lao động tự do nhận hỗ trợ (Ảnh minh họa)


Đặc biệt, đối với các trường hợp là người lao động ngoại tỉnh, lao động tự do nhưng chưa đủ thời gian cư trú hợp pháp thì vẫn được xem xét hỗ trợ nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 của Quyết định số 3642/QĐ-UBND.

Ví dụ:

Người lao động tự do ngoại tỉnh đến cư trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vào ngày 22/7/2021 và đến ngày 24/7/2021 thì toàn Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nghĩa là người lao động mới cư trú được 02 ngày ở quận Hoàn Kiếm trước thời điểm giãn cách. Nhưng tính đến nay, người lao động đã cư trú được hơn 01 tháng mà không thể đi đâu, nếu họ đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 của Quyết định số 3642/QĐ-UBND thì vẫn thuộc diện được xem xét hỗ trợ.

Bên cạnh đó, với nhóm lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động làm việc có ký kết hợp đồng lao động, nhưng không tham gia BHXH trong các hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, Sở LĐTBXH Hà Nội cũng đã có văn bản báo cáo UBND Thành phố để trình Bộ LĐTBXH xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ với đối tượng này.

Nếu như muốn tìm hiểu về chính sách hỗ trợ của từng địa phương cụ thể, vui lòng gọi đến số: 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.