(LuatVietnam) Ngày 15/6/2009, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 176/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ bàn về hoạt động sản xuất, kinh doanh lương thực. Theo Thông báo này, để công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao trong 6 tháng cuối năm 2009 và chuẩn bị tốt cho kế hoạch 2010, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác điều hành theo chức năng quản lý nhà nước của từng cơ quan và các địa phương. Về nguyên tắc, công tác điều hành các hoạt động liên quan đến tiêu thụ, xuất khẩu gạo phải bám sát yêu cầu, mục tiêu của Chính phủ là tiêu thụ hết và không để tồn đọng gạo hàng hóa, bảo đảm giá có lời cho người trồng lúa và bình ổn giá lương thực hợp lý trong nước. Trước mắt, đối với vụ hè thu, trên cơ sở giá thành sản xuất lúa do Bộ Tài chính công bố, Bộ Công thương phối hợp với UBND các tỉnh và Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên thu mua khoảng 02 triệu tấn gạo hàng hóa theo giá bảo đảm lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương, UBND các tỉnh và Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường phối hợp tìm kiếm thị trường, khách hàng để đẩy mạnh xuất khẩu với giá hiệu quả nhất; Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải chú trọng tăng cường vai trò cùng các thành viên bàn bạc dân chủ, điều phối, kiểm soát, bảo đảm giá sàn xuất khẩu phù hợp, tránh bị nước ngoài ép giá, điều tiết tiến độ giao hàng phù hợp với nguồn hàng của từng vụ sản xuất để tránh đẩy giá gạo trong nước tăng cao và hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đấu tranh chống các rào cản và xử lý các vụ kiện, tranh chấp thương mại liên quan.
Nội dung này được nêu tại Thông báo 176-TB/VPTW về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương.
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 2662/BYT-K2ĐT yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát và đảm bảo chất lượng trong công tác đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa cho cán bộ y tế.
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 194/2025/QH15 sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 195/2025/QH15 về thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 – 2020 với mục tiêu chiến lược là nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị thông qua việc đầu tư cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, đạt 100% các yêu cầu về: tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với nước sạch, có nhà vệ sinh kết nối với bể tự hoại, chất thải rắn được thu gom đến nơi quy định, nhà xây tại các khu vực không bảo đảm an toàn và không phù hợp cho sinh sống của người dân được di dời, cải thiện điều kiện nhà ở.
Ngày 08/6/2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 25/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2009. Tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất nhận định: mặc dù tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2009 đã có những dấu hiệu khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tăng chậm, giải ngân các nguồn vốn đạt thấp… Trong những tháng tiếp theo, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của tình hình kinh tế trong nước và thế giới...
Ngày 05/06/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 756/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010. Theo Chỉ thị này, một trong những nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả.
Theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đối với hàng hóa đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường, nếu không ghi định lượng hoặc ghi không đúng đơn vị đo lường trên nhãn hàng hóa thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng, nếu đóng gói hàng hóa không đủ định lượng thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.