Trong đó, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất áp dụng đối với giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm lần lượt như sau: Cấp điện áp từ 110 kV trở lên là 1.043 đ/kWh, 646 đ/kWh, 1.862 đ/kWh; Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV là 1.068 đ/kWh, 670 đ/kWh, 1.937 đ/kWh; Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV là 1.093 đ/kWh, 683 đ/kWh, 1.999 đ/kWh; Cấp điện áp dưới 6 kV là 1.139 đ/kWh, 708 đ/kWh, 2.061 đ/kWh.
Giá bán lẻ điện cho các đối tượng hành chính, sự nghiệp bao gồm bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông có cấp điện áp từ 6 kV trở lên là 1.117 đ/kWh và cấp điện áp dưới 6 kV là đ/kWh 1.192. Đối với điện dùng cho mục đích chiếu sáng công cộng, giá bán ở hai mức là 1.217 đ/kWh và 1.291 đ/kWh; các đơn vị hành chính, sự nghiệp giá bán là 1.242 đ/kWh và 1.291 đ/kWh tùy thuộc vào cấp điện áp.
Điện phục vụ cho mục đích kinh doanh có giá bán lẻ vào các giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm lần lượt như sau: Đối với cấp điện áp từ 22 kV trở lên là 1.713 đ/kWh, 968 đ/kWh, 2.955 đ/kWh; Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV lần lượt là 1.838 đ/kWh, 1.093 đ/kWh, 3.067 đ/kWh; Cấp điện áp dưới 6 kV là 1.862 đ/kWh, 1.142 đ/kWh, 3.193 đ/kWh (đây cũng là mức cao nhất trong khung giá điện do Bộ Công Thương ban hành lần này).
Giá bán lẻ điện theo 07 bậc thang cho mục đích sinh hoạt được quy định cụ thể như sau: Cho 50 kWh là 993 đ/kWh; Cho kWh từ 0 - 100 là 1.242 đ/kWh; Từ 101 đến 150 KWh là 1.304 đ/kWh; Cho kWh từ 151 - 200 là 1.304 đ/kWh; Cho kWh từ 151 - 200 là 1.651 đ/kWh; Cho kWh từ 201 - 300 là 1.788 đ/kWh; Từ 301 đến 400 kWh là 1.912 đ/kWh và từ 401 KWh trở lên là 1.962 đ/kWh. Các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước thì buộc phải mua điện với giá là 1.639 đ/kWh.
Trường hợp các hộ nghèo và hộ thu nhập thấp có tổng lượng điện sử dụng của hộ đã đăng ký trong 3 tháng liên tiếp vượt quá 150 kWh (cho phép cộng thêm 5kWh cho sai lệch thời gian ghi chỉ số công tơ) thì Bên bán điện được tự động chuyển hộ đó sang áp dụng giá bán lẻ điện cho các hộ sử dụng điện sinh hoạt thông thường khác kể từ tháng kế tiếp.
Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cơ sở dưỡng lão, người tàn tật, trại trẻ mồ côi, nhà ở của người tu hành, trong đó có thể kê khai được số người thì cứ 04 người được tính là một hộ gia đình để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang; trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc thang thứ tư (từ 151-200 kWh).
Tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nơi chưa nối lưới điện quốc gia thì giá bán điện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhưng không được nằm ngoài mức giá sàn 1.863 đồng/kWh và giá trần 3.105 đồng/kWh.
Ngoài các quy định về giá bán lẻ điện, Thông tư cũng quy định rất cụ thể về giá bán buôn điện năm 2011; theo đó, giá bán buôn bình quân là 1.242 đ/kWh, do các yếu tố đầu vào quan trọng như: Tổng sản lượng điện thương phẩm tính toán năm: 98,83 tỷ kWh; Tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài năm: 112,17 tỷ kWh; Tỷ lệ tổn thất trên lưới truyền tải và phân phối điện: 9,5%; Giá than cho điện giao động trong khoảng từ 414.750 đến 680.400 đ/tấn; Giá dầu DO bình quân năm 2011 cho phát điện là 15.500 đ/lít; Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ được quy định là 19.500 đ/USD…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2011 và thay thế Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24/02/2010 của Bộ Công Thương.
- LuậtViệtnam