Giá điện thực tế có thể lên đến hơn 3.000 đồng/kWh

Giá điện thực tế có thể lên đến hơn 3.000 đồng/kWh
(LuatVietnam) Chỉ 02 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án giá điện mới, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/02/2011 quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện.
Trong đó, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất áp dụng đối với giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm lần lượt như sau: Cấp điện áp từ 110 kV trở lên là 1.043 đ/kWh, 646 đ/kWh, 1.862 đ/kWh; Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV là 1.068 đ/kWh, 670 đ/kWh, 1.937 đ/kWh; Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV là 1.093 đ/kWh, 683 đ/kWh, 1.999 đ/kWh; Cấp điện áp dưới 6 kV là 1.139 đ/kWh, 708 đ/kWh, 2.061 đ/kWh.
 
Giá bán lẻ điện cho các đối tượng hành chính, sự nghiệp bao gồm bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông có cấp điện áp từ 6 kV trở lên là 1.117 đ/kWh và cấp điện áp dưới 6 kV là đ/kWh 1.192. Đối với điện dùng cho mục đích chiếu sáng công cộng, giá bán ở hai mức là 1.217 đ/kWh và 1.291 đ/kWh; các đơn vị hành chính, sự nghiệp giá bán là 1.242 đ/kWh và 1.291 đ/kWh tùy thuộc vào cấp điện áp.
 
Điện phục vụ cho mục đích kinh doanh có giá bán lẻ vào các giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm lần lượt như sau: Đối với cấp điện áp từ 22 kV trở lên là 1.713 đ/kWh, 968 đ/kWh, 2.955 đ/kWh; Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV lần lượt là 1.838 đ/kWh, 1.093 đ/kWh, 3.067 đ/kWh; Cấp điện áp dưới 6 kV là 1.862 đ/kWh, 1.142 đ/kWh, 3.193 đ/kWh (đây cũng là mức cao nhất trong khung giá điện do Bộ Công Thương ban hành lần này).
           
Giá bán lẻ điện theo 07 bậc thang cho mục đích sinh hoạt được quy định cụ thể như sau: Cho 50 kWh là 993 đ/kWh; Cho kWh từ 0 - 100 là 1.242 đ/kWh; Từ 101 đến 150 KWh là 1.304 đ/kWh; Cho kWh từ 151 - 200 là 1.304 đ/kWh; Cho kWh từ 151 - 200 là 1.651 đ/kWh; Cho kWh từ 201 - 300 là 1.788 đ/kWh; Từ 301 đến 400 kWh là 1.912 đ/kWh và từ 401 KWh trở lên là 1.962 đ/kWh. Các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước thì buộc phải mua điện với giá là 1.639 đ/kWh.
 
Trường hợp các hộ nghèo và hộ thu nhập thấp có tổng lượng điện sử dụng của hộ đã đăng ký trong 3 tháng liên tiếp vượt quá 150 kWh (cho phép cộng thêm 5kWh cho sai lệch thời gian ghi chỉ số công tơ) thì Bên bán điện được tự động chuyển hộ đó sang áp dụng giá bán lẻ điện cho các hộ sử dụng điện sinh hoạt thông thường khác kể từ tháng kế tiếp.
 
Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, cơ sở dưỡng lão, người tàn tật, trại trẻ mồ côi, nhà ở của người tu hành, trong đó có thể kê khai được số người thì cứ 04 người được tính là một hộ gia đình để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang; trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc thang thứ tư (từ 151-200 kWh).
 
Tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nơi chưa nối lưới điện quốc gia thì giá bán điện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhưng không được nằm ngoài mức giá sàn 1.863 đồng/kWh và giá trần 3.105 đồng/kWh.
 
Ngoài các quy định về giá bán lẻ điện, Thông tư cũng quy định rất cụ thể về giá bán buôn điện năm 2011; theo đó, giá bán buôn bình quân là 1.242 đ/kWh, do các yếu tố đầu vào quan trọng như: Tổng sản lượng điện thương phẩm tính toán năm: 98,83 tỷ kWh; Tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài năm: 112,17 tỷ kWh; Tỷ lệ tổn thất trên lưới truyền tải và phân phối điện: 9,5%; Giá than cho điện giao động trong khoảng từ 414.750 đến 680.400 đ/tấn; Giá dầu DO bình quân năm 2011 cho phát điện là 15.500 đ/lít; Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ được quy định là 19.500 đ/USD…
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2011 và thay thế Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24/02/2010 của Bộ Công Thương.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao là chủ trương được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 với nhiều ưu đãi dành cho các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng...

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ trong đó có việc quản lý thị trường vàng theo hướng xóa kinh doanh vàng miếng tự do là một trong 06 nhóm giải pháp đã được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện 06 nhóm giải pháp, trong đó có: chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước...

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Chính thức tăng giá bán điện bình quân lên 1.242 đồng/kWh

Hôm qua, 23/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân năm 2011 là 1.242 đồng/kWh áp dụng từ ngày 01/3/2011; so với giá bán điện bình quân năm 2010 thì mức giá điện năm 2011 tăng 165 đồng/kWh. Cùng ngày, Thủ tướng cũng phê duyệt Biểu giá bán lẻ điện bậc thang cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 7 bậc với bậc thang đầu tiên từ (0-50 kWh) có giá ở mức tương đương giá thành điện bình quân; giá điện cho bậc thang thứ 2 (từ 0-100 kWh) ở mức bằng giá bán điện bình quân được phê duyệt...

Cho phép mở ngành đào tạo trở lại từ ngày 03/4/2011

Cho phép mở ngành đào tạo trở lại từ ngày 03/4/2011

Cho phép mở ngành đào tạo trở lại từ ngày 03/4/2011

Sau gần 01 năm thực hiện tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành đối với các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường mở ngành trở lại bắt đầu từ ngày 03/4/2011; điều này được quy định trong Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Theo đó, cơ sở đào tạo được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại học khi đảm bảo đủ các điều kiện như: Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo...