Được vay không thế chấp 50 triệu khắc phục cúm gà

Được vay không thế chấp 50 triệu khắc phục cúm gàThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định chỉ định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) làm ngân hàng phục vụ cho Dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm. Dự án này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, vay vốn 3,5 triệu SDR (tương đương 5 triệu USD) từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới.

Theo đó, những gia đình đang nuôi gia cầm cần vốn để sửa chữa chuồng trại, mua thuốc phòng dịch hoặc đã bị hủy gia cầm được vay tiền ngân hàng không phải thế chấp lên tới 50 triệu đồng.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sở - Tổng Giám đốc của Agribank về những đối tượng được vay vốn ngân hàng khắc phục dịch cúm gà và những điều kiện được vay tiền.

- Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ định Agribank phụ trách về cho vay khắc phục cúm gà, hiện nay Dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm đã được tiến hành như thế nào?

- Chúng tôi vẫn đang tiếp tục cho giãn nợ và cho vay mới đối với các hộ nông dân, DN bị dịch và để phòng chống dịch. Ngày hôm (24/1), Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương vừa yêu cầu các sở giao dịch, chi nhánh tiếp tục thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với những khách hàng gặp khó khăn về tài chính do cúm gà và chưa có điều kiện trả nợ theo thỏa thuận. Với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để khắc phục dịch bệnh, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, chúng tôi cũng sẽ xem xét cho vay.

- Người dân và các DN sẽ được vay tối đa bao nhiêu tiền để khắc phục dịch cúm?

- Các giám đốc chi nhánh của Agribank, nơi cho vay, được xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc cho vay đến tối đa 50 triệu đồng không phải thế chấp đối với những khách hàng là hộ nông dân, chủ trang trại đã vay vốn chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nay có nhu cầu vay vốn tiếp để khắc phục dịch bệnh; những hộ chuyển hướng kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể, nếu hộ nông dân, chủ trang trại đã vay vốn chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại hiện còn dư nợ dưới mức 50 triệu chưa quá hạn (hoặc có quá hạn nhưng chưa đến 6 tháng), ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho vay tối đa 50 triệu đồng (bao gồm cả dư nợ cũ) mà không phải thế chấp. Nếu muốn vay trên 50 triệu sẽ phải có thế chấp.

- Còn những hộ gia đình và các DN chăn nuôi gia cầm muốn vay vốn phải có những điều kiện gì?

- Hộ đang nuôi gia cầm và DN cần vốn để sửa chữa chuồng trại, mua thuốc phòng dịch, hoặc gia cầm đã bị hủy (có xác nhận), có phương án khắc phục dịch hiệu quả sẽ được vay không phải thế chấp lên tới 50 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định của chúng tôi, những người vay tiền phải cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp cho vay đóng trụ sở. Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp I sẽ quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay giám đốc ngân hàng nơi cho vay phải thông báo cho Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp, nơi người vay cư trú, biết.

Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Agribank phải là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ, phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Các tổ hợp tác hay DN cũng phải đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Người vay và tổ chức vay vốn cũng phải trình bày với ngân hàng phương án kinh doanh có hiệu quả (có lãi); trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; hoặc phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. Thứ hai, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Kết quả cho vay khắc phục dịch cúm gia cầm của Agribank mùa dịch đầu tiên (2004) ra sao?

- Đến hết ngày 15/3/2004, tức đến hết mùa dịch cúm gà năm ngoái, Agribank đã cho vay tất cả 364,107 tỷ đồng đến 10 DN và 19.452 hộ gia đình bị ảnh hưởng của dịch cúm gà. Trong đó, chủ yếu là khu vực phía Nam (6 DN và 8.288 hộ). Tổng dư nợ cho vay cúm gà tới các DN năm 2004 là 6,341 tỷ và 19.452 hộ gia đình là 357,766 tỷ. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp đã cho vay mới 1.000 tỷ đến các hộ nuôi gia cầm.

- Thời gian tới, nếu bệnh dịch mạnh hơn thì ngân hàng có thêm biện pháp hỗ trợ gì nữa không?

- Ngân hàng chỉ có vốn và chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc cho vay ưu đãi này. Đặc biệt, những nơi cần vay tiền để cung cấp thuốc thú ý cho dân cũng sẽ được hỗ trợ, được vay theo yêu cầu và có sự tính toán hợp lý của ngân hàng.

- Mùa dịch cúm gia cầm thứ 2 đã xuất hiện hơn 1 tháng, Ngân hàng Nông nghiệp đã cho vay được tới bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng?

- Hiện chúng tôi vẫn đang tiến hành chỉ đạo các đơn vị cho vay tiếp. Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương cũng vừa yêu cầu các sở giao dịch, chi nhánh thực hiện việc rà soát, thống kê tình hình cho vay chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại do dịch cúm, lập biên bản thiệt hại lưu cùng hồ sơ vay vốn.
Các hộ dân, các DN đang cần vốn để khắc phục cúm gà cứ đến các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại địa phương sẽ được hướng dẫn.

- Tuy nhiên, đối tượng vay vốn để khắc phục cúm gà chủ yếu là nông dân, họ sẽ gặp khó khăn ở chỗ chưa đủ trình độ và khả năng trình bày các dự án của mình để thuyết phục được ngân hàng?

- Biết chứ, họ biết làm và cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn thêm. Thực ra, cũng chỉ là những yêu cầu đơn giản như kế hoạch sản xuất cụ thể. Ngân hàng chỉ yêu cầu đối với những hộ kinh doanh lớn hay những DN các dự án chi tiết và họ đều biết làm cả.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo VNN)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 25

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 25

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 25

Phiên họp thứ 25 của Uỷ ban thường vụ QH diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28/1/2005 tại Hà Nội. Những nội dung chính của phiên họp lần này là thảo luận về dự thảo: quy chế hoạt động của Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp (sửa đổi), dự thảo Nghị định của Chính phủ về Quy chế khu đô thị mới và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan.

Giảm 15% thuế nhập khẩu 44 loại rượu

Giảm 15% thuế nhập khẩu 44 loại rượu

Giảm 15% thuế nhập khẩu 44 loại rượu

Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung vừa ký Quyết định sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng rượu nhập khẩu. Mức thuế mới áp dụng cho các lô hàng có tờ khai hải quan từ ngày 1/1/2005. Bộ Tài chính hy vọng, động thái này sẽ góp phần hạn chế được tình trạng nhập lậu rượu trong dịp Tết Ất Dậu