3 trường hợp dùng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nộp đơn khởi kiện

Ngày 01/12/2020, Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hiệu lực sẽ hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Cụ thể, theo Điều 3 Nghị quyết số 02/2020, khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện theo quy định, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

- Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ.

- Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được

- Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

dung bien phap khan cap tam thoi khi nop don khoi kien
03 trường hợp dùng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nộp đơn khởi kiện (Ảnh minh họa)


Bên cạnh đó, cũng tại khoản 3 Điều này quy định, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP được ban hành ngày 24/9/2020.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục