Đưa phòng cháy, chữa cháy vào giảng dạy từ mầm non đến đại học

Ngày 11/5/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Thông tư 06 hướng dẫn triển khai việc trang bị kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với trẻ em mầm non tối thiểu là 01 buổi/năm học; Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tối thiểu là 02 buổi/năm học; Đối với sinh viên tối thiểu là 03 buổi/năm học.

Sau khi được trang bị kiến thức, trẻ em mầm non sẽ biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ. Học sinh tiểu học sẽ biết kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, phòng tránh, sơ cấp cứu các tai nạn, sự cố thường gặp...

Đưa phòng cháy, chữa cháy vào giảng dạy từ mầm non đến đại học (Ảnh minh họa)

Đối với học sinh trung học cơ sở sẽ biết các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ. Học sinh trung học phổ thông sẽ biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn, sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay và các thiết bị chữa cháy thông thường...

Đặc biệt, sinh viên vượt qua kiểm tra, đánh giá của cơ quan Công an sẽ được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có nhu cầu).

Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 26/6/2022.

Nếu còn vướng mắc liên quan, độc giả có thể liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục