Dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ: Bảo đảm lợi ích của người dân đang cư trú

Dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ: Bảo đảm lợi ích của người dân đang cư trúVới tổng số 33 khu tập thể cũ nát xây dựng từ những năm 60-70 cần cải tạo, số tiền Thành phố phải đầu tư là rất lớn. Theo các ngành chức năng, số tiền khổng lồ này sẽ được huy động qua 2 nguồn vốn. Thứ nhất: Vốn ngân sách - để thực hiện các phần việc xây dựng đề án, nghiên cứu, điều tra hiện trạng sử dụng, quản lý... Thứ hai: Vốn ngoài ngân sách -bao gồm vốn từ các doanh nghiệp và người dân -dành để xây dựng hạ tầng xã hội, xây nhà...

 

Ðó là những ý kiến đóng góp của các ngành chức năng tại cuộc họp ngày 9/3, về dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

Ðại diện Công ty Xây dựng số 7- chủ đầu tư dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho rằng, hạ tầng xã hội đã hỏng toàn bộ, không thể cải tạo, chỉnh trang mà phải xây mới hoàn toàn. Hiện người dân sống ở đây rất bức xúc vì chất lượng nhà ở. Ngoài khó khăn từ sự phức tạp của các dạng nhà trong khuôn viên dự án còn nhiều hạng mục khác do lịch sử để lại. Ðơn cử như khu Nguyễn Công Trứ, ngoài các tòa nhà, còn trường học, nhà trẻ, chợ...

 

Một khó khăn tồn tại nữa là những khu chung cư cũ, thường xảy ra hiện tượng lấn chiếm, cơi nới không phép. Nếu phải chi phí GPMB cho diện tích cơi nới, lấn chiếm thì số tiền bỏ ra cũng không nhỏ. Bởi có những khu nhà diện tích mà người dân chiếm dụng xấp xỉ bằng với diện tích nhà ghi trên giấy tờ hợp pháp. Chẳng hạn, tại khu Nguyễn Công Trứ, tổng diện tích trên hợp đồng thuê nhà là 10.300 m2 trong khi diện tích cơi nới, lấn chiếm là ...10.500 m2. Chủ đầu tư dự án trên cho biết thêm, mặt bằng dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ khoảng 59.000 m2, nhưng tổng số vốn đầu tư cho công trình lên tới 3.000 tỷ đồng. Như vậy, với 33 khu tập thể cũ nát cần cải tạo, số tiền phải đầu tư rất lớn.

 

Ðại diện Công ty Xây dựng số 2 - chủ đầu tư cải tạo lại khu tập thể Văn Chương cho biết, sự đồng thuận của người dân sống trong các khu tập thể là yếu tố cơ bản để dự án thành công. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này là không thể bởi tính chất phức tạp của dân cư sống trong những khu tập thể. Nhưng theo dự thảo Quy chế về cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, vướng mắc này sẽ được tháo gỡ với quy định: "Dự án sẽ được thực hiện khi có 80% tổng số hộ dân đồng ý với phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư hợp lý."

 

Ðược biết, ở Dự án cải tạo 57 nhà chung cư Thanh Xuân Bắc thành khu đô thị mới hiện đại hiện chưa có phương án bố trí nhà đối với trường hợp căn hộ đã bán trao tay mà người mua không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội (căn hộ dạng này không có giấy chứng nhận quyền sở hữu).

 

Theo ông Nguyễn Văn Quý, chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc, số căn hộ mua bán trao tay khá lớn, song phường không thể xác định chính xác. Ông Quý cho rằng, để khuyến khích người dân ủng hộ dự án, thành phố cần đảm bảo quyền lợi của những hộ đã mua nhà và sinh sống ổn định như có thể chỉ cần giấy tờ mua bán và chứng nhận của địa phương là được bố trí nhà mới.
Ông Nguyễn Ðăng Bình, phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất cho rằng, trên địa bàn có khoảng 33 khu tập thể cũ nát, nhưng nếu có tiền, thời gian để cải tạo hết những khu tập thể cao tầng cũ nát nói trên cũng phải mất 10 năm (từ 2005 đến 2015). Trước mắt, cần ưu tiên cải tạo các khu thuộc nội thành và các khu gần trung tâm, nơi có lợi thế về hạ tầng xã hội và giá trị địa tô cao nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

 

Theo ý kiến của các ngành chức năng, số tiền để đầu tư cải tạo, xây mới các chung cư cũ sẽ được huy động qua 2 nguồn vốn. Thứ nhất: Vốn ngân sách - để thực hiện các phần việc như xây dựng đề án, nghiên cứu, điều tra hiện trạng sử dụng, quản lý... Thứ hai: Vốn ngoài ngân sách -bao gồm vốn từ các doanh nghiệp và người dân -dành để xây dựng hạ tầng xã hội, xây dựng nhà...

 

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND thành phố Ðỗ Hoàng Ân yêu cầu Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất nhanh chóng báo cáo chi tiết về 23 khu chung cư cần cải tạo gấp, công bố công khai để các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét. Phó chủ tịch UBND chỉ đạo, những dự án có khó khăn, thành phố sẽ có biện pháp điều tiết riêng. Với 23 khu nhà nói trên thì phải bắt tay vào làm ngay. UBND thành phố sẽ thông qua kế hoạch, quy chế về cải tạo, nâng cấp các khu chung cư cũ nát trong quý II-2005, để các doanh nghiệp sớm triển khai xây dựng các dự án, đặc biệt là những khu có tính chất nguy hiểm, tạo điều kiện huy động quỹ nhà phục vụ di dân GPMB, đồng thời cải thiện chỗ ở cho dân.

 

Quy chế mới sẽ đảm bảo hài hoà quyền lợi của chủ đầu tư và hộ dân. Ðối với các công trình nhà ở chung cư trong tình trạng nguy hiểm, chủ đầu tư được phép triển khai dự án sau khi đã có phương án di chuyển tạm cư các hộ dân và phương án tái định cư các hộ dân trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp lý của các hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Các căn hộ tầng 1 sẽ dùng cho dịch vụ công cộng, nên quyền lợi của hộ dân được đền bù theo giá trị. Với những nhà ở còn lại sau khi tái định cư các hộ dân, chủ đầu tư được phép kinh doanh nếu tham gia dự án theo hình thức đấu thầu.

 

Các hộ dân sống tại các khu chung cư cũ được tái định cư trong khu vực theo nguyên tắc đảm bảo quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, điều kiện, chất lượng và diện tích ở được cải thiện. Sau khi cải tạo, chủ đầu tư được sử dụng diện tích kinh doanh và dịch vụ công để bù đắp chi phí quản lý vận hành khu nhà. Người sử dụng nhà có trách nhiệm đóng góp kinh phí vận hành và dịch vụ như thu gom rác thải, chiếu sáng, điện, nước, thang máy...

 

(Nguyên Ðào - Kinh Tế và Đô Thị)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày 8/3/2005, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phần của Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó ban: Thứ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN, các ủy viên có: đại diện lãnh đạo Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ KH&CN, Bộ Công nghiệp, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT, Bộ Công an, Bộ Tài chính.

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Sáng qua (9/3), đại diện Bộ Thương mại cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về nguyên tắc 169 đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005 của 28 đơn vị chủ trì. Theo đó, tổng quy mô của chương trình là 321,88 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 195,12 tỷ đồng.

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sáng qua (8/3), đại diện Bộ Tài chính cùng các doanh nghiệp đã có cuộc họp bàn về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử. Ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết quyết định chính thức sẽ được ban hành ngay trong tháng này.

Honda sẽ sản xuất ôtô tại Việt Nam

Honda sẽ sản xuất ôtô tại Việt Nam

Honda sẽ sản xuất ôtô tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh giấy phép đầu tư cho Công ty liên doanh Honda Việt Nam. Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ KH&ĐT tại CV 556/BKH-ĐTNN ngày 26/1/2005 và các ý kiến của các cơ quan liên quan về việc tăng vốn đầu tư và bổ sung mục tiêu kinh doanh sản xuất, lắp ráp ôtô, cung cấp các dịch vụ liên quan của Công ty Honda Việt Nam.