Dự thảo Luật Dược còn ''lỏng'' đầu mối nhập khẩu thuốc

Trong ngày làm việc hôm 1/3 của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, một số đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Dược chưa điều chỉnh đầy đủ đầu mối nhập khẩu. Do vậy, phần ''gốc'' này dễ bị lợi dụng để "làm giá" thuốc.

Dự án Luật Dược thêm một lần được đưa ra "mổ xẻ", trong đó giá thuốc vẫn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu cho biết, dự luật đã bổ sung quy định Chính phủ có trách nhiệm đàm phán giá thuốc trong trường hợp cần thiết; quy định quản lý giá thuốc phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm giá thuốc không cao hơn ở các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự...

''Tiếp thu hoàn thiện dự án Luật Dược có nhiều cố gắng nhưng đọc kỳ có nhiều chỗ chưa ổn'', đại biểu Huỳnh Thị Hường (Quảng Nam) nhận xét. Theo bà, không cần thiết đưa vào luật quy định ''Chính phủ có trách nhiệm đàm phán'', vì đây chỉ là phương pháp bình ổn giá thuốc.

Việc giao cho Chính phủ quy định quản lý giá thuốc, bà Hường đề nghị cân nhắc kỹ trong điều kiện hiện nay, khi nguyên liệu sản xuất dược phẩm phải nhập khẩu đến 80%, thuốc nội đáp ứng được 40%, còn lại là thuốc ngoại.

Nhằm kiểm soát được giá thuốc, dự luật bắt buộc thuốc trên thị trường phải đăng ký giá và khi thay đổi giá thuốc phải thông báo. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công bố thông tin về giá thuốc ngay sau khi đăng ký và thông báo giá, đồng thời thẩm định giá.

Bà Đinh Thị Thảo (ĐB Hoà Bình) tán thành việc bổ sung này. Vì hiện nay, nhiều địa phương đấu thầu thuốc chữa bệnh không có căn cứ, lấy đơn giá của các hãng cộng thêm 10-15% thành giá mời thầu. Nhưng có ý kiến khác phân vân sẽ làm cồng kềnh bộ máy của ngành y tế.

Theo dự thảo Luật, thuốc nhập khẩu cũng phải tuân thủ quy định về kê khai giá, giá nhập cũng không được cao hơn giá thuốc ở các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự. ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình) cho rằng, điều chỉnh đầu mối nhập khẩu chưa đầy đủ, mới cố gắng kiểm soát phần ''ngọn'', để phần ''gốc'' lợi dụng làm giá thuốc.

Dự luật cũng cấm bán thuốc mà không có chứng chỉ hành nghề dược, bán lẻ thuốc không có đơn của bác sỹ... Người bán lẻ, chủ cơ sở bán lẻ, cơ sở sản xuất thuốc gây thiệt hại cho người sử dụng thuốc phải bồi thường. ''Quy định nhưng thiếu chế tài có quản lý được giá thuốc không?'', bà Huỳnh Thị Hường băn khoăn.

Dự thảo Luật Dược sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.

(Văn Tiến – VietNamNet)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phải có hóa đơn điện tử cho từng lần mua bán vàng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 221/TB-VPCP ngày 15/5/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.