Theo Tờ trình 612/TTr-CP, trên thực tế việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất ở một số loại đất không có sự đồng đều giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ảnh hưởng tới kết quả phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Việc cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là do:
- Có sự thay đổi cá quy định của pháp luật về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Ccó sự thay đổi về nhu cầu sử dụng đất sau khi Quy hoạch sử dụng đất quốc gia được Quốc hội phê duyệt
- Yêu cầu về rà soát, điều chỉnh định kỳ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với các nội dung chủ yếu gồm:
Điều chỉnh 08 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh)
- Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Việc tính toán, xác định 08 chỉ tiêu trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia trong điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.