Đơn giản hóa thủ tục xử lý vi phạm hành chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2008 về một số nguyên tắc chung trong XLVPHC, hình thức xử phạt, biện pháp XLVPHC khác, thẩm quyền, thủ tục và việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc XLVPHC.

 

Pháp lệnh XLVPHX năm 2008 đã tăng về mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi VPHC trong hầu hết các lĩnh vực. Trong đó, mức phạt tiền tối đa 500 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chứng khoán, xây dựng, đất đai, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.

 

So với các văn bản pháp luật trước, Nghị định này quy định chi tiết về hình thức xử phạt và thẩm quyền xử phạt VPHC như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nghị định cũng giải thích rõ hơn về các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh. Cụ thể, Chính phủ có thể quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác và thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp này tại các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

 

Bổ sung quy định về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC là nơi ở

 

Quy định chi tiết về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC, Nghị định bổ sung quy định về trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC là nơi ở. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu. Nơi ở được hiểu là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình.

 

Về thủ tục bảo lãnh hành chính, Nghị định quy định chi tiết hơn về thời hạn bảo lãnh. Theo đó, thời hạn bảo lãnh hành chính do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, tối đa không quá 35 ngày đối với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh và tối đa không quá 50 ngày đối với trường hợp đưa vào cơ sở giáo dục.

 

Thủ tục xử phạt đơn giản

 

Về việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều 54 của Pháp lệnh, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản về VPHC mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Có 2 trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản gồm: Trường hợp hành vi VPHC bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng và trường hợp nhiều hành vi VPHC do một người thực hiện mà hình thức xử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.

 

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định.

 

Trong trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như camera, máy đo tốc độ bằng hình ảnh...) để phát hiện hành vi VPHC trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì biên bản VPHC phải có nội dung về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng và hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được, các tình tiết và chứng cứ khác (nếu có).

 

Nghị định nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt hành chính lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh; thiếu trách nhiệm để quá thời hiệu xử phạt VPHC; không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC... nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

 

. Theo Website Chính phủ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định về công tác quản lý sau cai nghiện ma túy

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định về công tác quản lý sau cai nghiện ma túy

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định về công tác quản lý sau cai nghiện ma túy

Dự thảo Nghị định về công tác quản lý sau cai nghiện ma túy do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện ma túy có điều kiện cách ly môi trường ma túy, học tập, chữa trị để sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành có ích cho xã hội. Về chế độ chính sách cho người sau cai nghiện, Dự thảo Nghị định quy định theo hướng, người được quản lý sau cai nghiện phải đóng góp tiền ăn theo quy định. Đối với người thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, Nhà nước sẽ xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý sau cai nghiện...

Từ 1/1/2009, sẽ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Từ 1/1/2009, sẽ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Từ 1/1/2009, sẽ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Theo đó, khi người lao động đáp ứng đủ 3 điều kiện theo quy định sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả; được hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp...

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Thuế TTĐB

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Thuế TTĐB

Lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Thuế TTĐB

Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng cho các loại hàng hoá: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô 2-3 bánh dung tích xi lanh 125 cm3, tàu bay, du thuyền, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, karaoke...Ngoài việc đưa ra các mức thuế suất thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, Dự thảo Nghị định cũng làm rõ việc áp dụng mức thuế suất đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học...

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, từ 01/01/2009, thuế suất chung áp dụng cho các doanh nghiệp là 25% thay cho mức cũ 28%. Ngoài ra, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.