Đối tượng được nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội

Điều 24 Nghị định 20/2021 đã quy định các đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

Cụ thể, các đối tượng này gồm:

(1) Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

- Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng (Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo).

- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

doi tuong duoc nuoi duong trong co so tro giup xa hoi
Đối tượng được nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội (Ảnh minh họa)

(2) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(3) Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

(4) Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại mục (2) tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 03 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

(5) Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

- Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

- Người không thuộc diện quy định tại các mục (1), (2) và (3), không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Nghị định 20 có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Người đến quán game, internet phải khai báo y tế

Hà Nội: Người đến quán game, internet phải khai báo y tế

Hà Nội: Người đến quán game, internet phải khai báo y tế

Đây là yêu cầu đặt ra tại Thông báo 132/TB-VP của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thành phố Hà Nội (tại phiên họp số 98).