Tuyển sinh đại học 2020: Thí sinh chỉ được đổi nguyện vọng 1 lần

Nội dung này được đề cập tại Công văn số 1778/BGDĐT-GDĐH ngày 22/5/2020 hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.


Thí sinh chỉ được đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 1 lần (Ảnh minh họa)


Công văn nêu rõ, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh 01 lần trong thời gian quy định và sử dụng 01 trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển.

Các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT.

- Nếu điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng.

Lưu ý: Phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự tuyển.

- Nếu điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển: Thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự tuyển và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm.

Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký xét tuyển và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh.

Lưu ý: Thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khách vay gặp khó khăn được giãn nợ ngân hàng đến hết 31/12/2024

Ngày 18/6/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc tổ tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.