Thêm trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, Bộ luật Lao động mới được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 không chỉ thêm quyền lợi cho người lao động mà cả của người sử dụng lao động.

Theo đó, Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong các trường hợp sau:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà chưa hồi phục;

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.

Thêm trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Ảnh minh họa)

Mà khi Bộ luật Lao động mới được thông qua, Quốc hội đã bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng làm việc, ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Đặc biệt: Khi người lao động không có mặt tại nơi làm việc theo thời hạn quy định hoặc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải báo trước…

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Nguyễn Hương
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.