DN tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm phải có thông báo bằng văn bản

(LuatVietnam) Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Theo đó, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất kinh doanh có các điều kiện như các DN, cơ sở có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu như dệt, may, da, giày và chế biến thủy sản quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002, nếu tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ trong 01 năm thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tại địa phương, nơi DN, cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi thực hiện.
Ngoài ra, Nghị định còn có quy định thay sơ yếu lý lịch của Giám đốc trong hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập bằng lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội. Như vậy, từ ngày 01/12/2012, hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: Đơn đề nghị và đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội; lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2012.
  • LuậtViệtnam 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục