DN phải tự chi trợ cấp khó khăn cho lao động tối thiểu 250.000 đồng/người

DN phải tự chi trợ cấp khó khăn cho lao động tối thiểu 250.000 đồng/người
(LuatVietnam) Ngày 23/06/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện trợ cấp khó khăn đối với người lao động trong doanh nghiệp theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng áp dụng trợ cấp khó khăn theo hướng dẫn tại Thông tư này là người lao động có tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm 30/03/2011 và có thu nhập từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống (đã trừ đi các khoản tiền thưởng từ lợi nhuận sau thuế, tiền ăn ca, tiền chế độ bồi dưỡng nghề độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại nguy hiểm).
 
Theo đó, các doanh nghiệp căn cứ vào nguồn Quỹ tài chính hợp pháp và khả năng tài chính để quyết định mức trợ cấp khó khăn cụ thể cho người lao động nhưng tối thiểu là 250.000 đồng/người. Số tiền trợ cấp khó khăn cho người lao động được loại trừ không dùng để tính nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
 
Căn cứ mức trợ cấp và danh sách người lao động được hưởng trợ cấp đã được phê duyệt, các doanh nghiệp chủ động thực hiện chi trợ cấp khó khăn cho người lao động 01 lần trong năm 2011.
 
Sau khi đã sử dụng các nguồn Quỹ tài chính hợp pháp để chi trợ cấp còn thiếu hoặc doanh nghiệp không có nguồn Quỹ tài chính hợp pháp để đảm bảo mức chi nêu trên, doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp số tiền tối đa là 250.000 đồng/người để chi trợ cấp khó khăn chưa có nguồn bù đắp.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2011.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Năm 2012, thu ngân sách nhà nước ước đạt 24% GDP

Năm 2012, thu ngân sách nhà nước ước đạt 24% GDP

Năm 2012, thu ngân sách nhà nước ước đạt 24% GDP

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2011/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012. Trong đó, năm 2012 nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành kinh tế xã hội và tài chính ngân sách của Chính phủ; giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với năm 2011, quản lý nợ trong phạm vi an toàn. Dự toán thu NSNN năm 2012 phải được xây dựng trên cơ sở bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh...

Khóa sổ lợi nhuận để tổng kiểm kê tài sản doanh nghiệp Nhà nước

Khóa sổ lợi nhuận để tổng kiểm kê tài sản doanh nghiệp Nhà nước

Khóa sổ lợi nhuận để tổng kiểm kê tài sản doanh nghiệp Nhà nước

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2011/TT-BTC hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/07/2011 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, trước khi tiến hành kiểm kê, doanh nghiệp phải thực hiện khóa sổ lợi nhuận; không phân phối lợi nhuận của năm 2010; lập báo cáo quyết toán tại thời điểm ngày 30/06/2011 theo quy định. Bên cạnh đó, phải tiến hành kiểm kê theo phương pháp thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán...

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên đến 7%

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên đến 7%

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên đến 7%

Ngày 01/06/2011, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng lên mức cao nhất là 7% (tăng thêm 1% so với quy định trước đây) theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN. Cụ thể, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dữ trữ bắt buộc...

Để tràn dầu ra cảng biển bị phạt tới 50 triệu đồng

Để tràn dầu ra cảng biển bị phạt tới 50 triệu đồng

Để tràn dầu ra cảng biển bị phạt tới 50 triệu đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Theo đó, hành vi sử dụng người lao động không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép theo quy định; vi phạm quy định về báo hiệu ban ngày và đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm đối với giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu bảo đảm an toàn sẽ bị phạt từ 1 đến 5 triệu đồng. Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường như xả rác, xả chất thải khác xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển; không có kế oạch ứng cứu sự cố tràn dầu...