Thêm trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp từ năm 2021

Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động số 45 năm 2019 ngày 20/11/2019 đã bổ sung nhiều quy định mới về đình công, đặc biệt là các trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp.

Cụ thể, theo quy định hiện nay tại Điều 215 Bộ luật Lao động năm 2012, có 05 trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp gồm:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết.

- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.


Thêm trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp từ 2021 (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, từ 01/01/2021 - thời điểm Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực, Điều 204 Bộ luật 2019 đã liệt kê 06 trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp gồm:

- Không thuộc trường hợp được đình công: Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp…

- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;

- Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục đình công;

- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giải quyết tranh chấp lao động tập thể;

- Đình công trong trường hợp không được đình công;

- Đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục