Đình chỉ hoạt động trường cao đẳng sau 3 năm không tuyển sinh

Đình chỉ hoạt động trường cao đẳng sau 3 năm không tuyển sinh
(LuatVietnam) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/05/2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.
Điểm đáng chú ý là Thông tư có sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện thành lập trường, đình chỉ hoạt động và giải thể trường cao đẳng; cụ thể, thay vì 02 trường hợp như quy định trước đây thì với việc ban hành Thông tư này, có đến 05 trường hợp trường cao đẳng có thể bị đình chỉ hoạt động là: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động đào tạo; không bảo đảm một trong các điều kiện đăng ký hoạt động; người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền; sau 03 năm kể từ khi có Quyết định cho phép hoạt động đào tạo, nhà trường không tuyển sinh và tổ chức đào tạo; trường vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục, bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ đình chỉ.
 
Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường cao đẳng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép nhà trường hoạt động đào tạo trở lại; trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà vẫn không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, trường cao đẳng phải tiến hành thủ tục giải thể.
 
Cũng tại Thông tư này còn có một số sửa đổi, bổ sung khác như: Để được đăng ký hoạt động, trường cao đẳng phải đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo (thay vì tỷ lệ 30 sinh viên/giảng viên như quy định trước đây), trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.
 
Việc đăng ký tên trường cao đẳng cũng được quy định cụ thể hơn, theo đó, tên trường cao đẳng đăng ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các thành phần: Trường cao đẳng + tên lĩnh vực hoặc ngành đào tạo chính (nếu cần) + tên riêng. Tên trường cao đẳng không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các trường cao đẳng, trường đại học đã đăng ký, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Các trường cao đẳng cần đăng ký bảo hộ tên trường rút gọn bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng đầu số 147 cước 630 đồng/tin nhắn để bầu chọn cho Vịnh Hạ Long

Sử dụng đầu số 147 cước 630 đồng/tin nhắn để bầu chọn cho Vịnh Hạ Long

Sử dụng đầu số 147 cước 630 đồng/tin nhắn để bầu chọn cho Vịnh Hạ Long

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1590/QĐ-BTTTT ngày 30/09/2011 về số dịch vụ nhắn tin và giá cước bản tin nhắn phục vụ vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Cụ thể, đầu số 147 được sử dụng để phục vụ vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới thông qua tin nhắn từ các thuê bao mạng viễn thông cố định và mạng thông tin di động. Giá cước bản tin nhắn phục vụ vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long...

Từ 1/10, siết trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 6%/năm

Từ 1/10, siết trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 6%/năm

Từ 1/10, siết trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 6%/năm

Trước tình trạng một số ngân hàng lách trần lãi suất huy động bằng VNĐ vượt quá mức lãi suất tối đa 14%/năm; cá biệt có trường hợp ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 02 ngày, 01 tuần, 02 tuần) với mức lãi suất tối đa 14%/năm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, vi phạm Chỉ thị số 02/CT-NHNN. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng...

Trước 31/12/2015, phải hoàn thành cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Trước 31/12/2015, phải hoàn thành cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Trước 31/12/2015, phải hoàn thành cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Hôm qua (27/9), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định quy định cụ thể về 07 loại hình tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gồm: Bệnh viện; Cơ sở giám định y khoa; Phòng khám bệnh, chữa bệnh; Nhà hộ sinh; Cơ sở chẩn đoán; Cơ sở dịch vụ y tế và Trạm y tế cấp xã, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức. Về lộ trình cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sỡ khám bệnh, chữa bệnh...

Buộc công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày

Buộc công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày

Buộc công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày

Ngày 22/09/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, trong đó có quy định bắt buộc công khai các kết luận thanh tra, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra. Việc công khai kết luận thanh tra được công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền...