(LuatVietnam) Ngày 18/04/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về điều kiện vay vốn theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tốn thất trong nông nghiệp. Theo đó, để được vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiết bị thuộc Danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hoặc đầu tư máy, thiết bị, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản, dịch vụ cơ giới nông nghiệp hoặc có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân (trường hợp đối tượng vay là doanh nghiệp). Trong đó, dự án đầu tư của cá nhân, tổ chức phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa được hưởng hỗ trợ từ các chính sách khác; máy, thiết bị phải mới và có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cũng theo Thông tư này, các ngân hàng thương mại cho vay theo mức lãi suất cho vay thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ. Mức vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị nêu trên bằng 100% giá trị hàng hóa; mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án; đồng thời, ngân hàng cũng hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ ba.
Thời hạn cho vay đối với khách hàng mua máy, thiết bị do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận, ngân hàng Nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất tối đa 03 năm. Đối với khách hàng đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị, thời hạn cho vay do 02 bên tự thỏa thuận, phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án, nhưng tối đa không quá 12 năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/05/2014.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về điều kiện vay vốn theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tốn thất trong nông nghiệp. Theo đó, để được vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiết bị thuộc Danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hoặc đầu tư máy, thiết bị, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản, dịch vụ cơ giới nông nghiệp hoặc có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân (trường hợp đối tượng vay là doanh nghiệp). Trong đó, dự án đầu tư của cá nhân, tổ chức phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa được hưởng hỗ trợ từ các chính sách khác; máy, thiết bị phải mới và có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cũng theo Thông tư này, các ngân hàng thương mại cho vay theo mức lãi suất cho vay thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ. Mức vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị nêu trên bằng 100% giá trị hàng hóa; mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án; đồng thời, ngân hàng cũng hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ ba.
Thời hạn cho vay đối với khách hàng mua máy, thiết bị do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận, ngân hàng Nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất tối đa 03 năm. Đối với khách hàng đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị, thời hạn cho vay do 02 bên tự thỏa thuận, phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án, nhưng tối đa không quá 12 năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/05/2014.