Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam

Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam

(LuatVietnam) Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đã được Chính phủ ban hành ngày 25/01/2016; trong đó quy định một thương nhận nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…; Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên... 

Đặc biệt, thương nhân nước ngoài phải đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc đã hoạt động ít nhất 05 năm đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (nếu Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ).

Cũng theo Nghị định này, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2016.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2016

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2016

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2016

(LuatVietnam) Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Người lao động thời vụ được làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm; Bảo hiểm cho người lao động trên công trường tối thiểu 100 triệu/người/vụ; Thay đổi điều kiện cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu; Cá nhân chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức thưởng cổ phiếu; Tàu chậm quá 5 phút, hành khách được yêu cầu trả lại tiền vé... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 02/2016

Truyền hình trả tiền được có tối đa 30% kênh chương trình nước ngoài

Truyền hình trả tiền được có tối đa 30% kênh chương trình nước ngoài

Truyền hình trả tiền được có tối đa 30% kênh chương trình nước ngoài

Có hiệu lực từ ngày 15/03/2016, Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình quy định số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không được vượt quá 30% tổng số kênh khai thác…

Trợ cấp 500.000 đồng cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ bị đau ốm

Trợ cấp 500.000 đồng cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ bị đau ốm

Trợ cấp 500.000 đồng cho thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ bị đau ốm

Theo Nghị định số 05/2016/NĐ-CP ngày 11/01/2016 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần…

Được bổ sung biên chế trong ngành y tế, giáo dục

Được bổ sung biên chế trong ngành y tế, giáo dục

Được bổ sung biên chế trong ngành y tế, giáo dục

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ quản lý chặt chẽ biên chế cán bộ, công chức, viên chức; không tăng biên chế cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2016, kể cả trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới…