Điều kiện lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước

Ngày 30/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, Điều 4 Thông tư này quy định về điều kiện, mệnh giá và giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước như sau:

Điều kiện lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Ảnh minh họa)

- Các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

  • Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;

  • Trái phiếu Chính phủ;

  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

  • Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

  • Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác;

  • Giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

- Điều kiện về giấy tờ có giá:
  • Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;

  • Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;

  • Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không được rách, nát, hư hỏng, thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy, xóa.

​Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.