Điều kiện để doanh nghiệp được đưa lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài

(LuatVietnam) Theo hướng dẫn tại công văn số 799/QLLĐNN-QLLĐ ngày 01/6/2009 của Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được triển khai thí điểm tuyển chọn, đào tạo và đưa lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài phải có các điều kiện về hợp đồng tuyển lao động và điều kiện của doanh nghiệp như sau:

Đối với điều kiện về hợp đồng tuyển lao động: phải là những hợp đồng tuyển người lao động đi làm việc tại các thị trường phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động thuộc huyện nghèo; có mức thu nhập và các điều kiện khác đối với người lao động ở mức trung bình khá trở lên; đã được thẩm định kỹ và được đánh giá là ổn định, ít có khả năng xảy ra rủi ro đối với người lao động.

Về điều kiện của doanh nghiệp: doanh nghiệp phải có hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài với ngành nghề yêu cầu phù hợp với trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động, có mức chi phí hợp lý đối với người lao động; có kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo, quản lý và giải quyết vụ việc phát sinh; có năng lực tài chính và có cam kết hỗ trợ về tài chính cho người lao động; có cơ sở đào tạo quy mô phù hợp với số lao động dự kiến tuyển để tập trung đào tạo người lao động; trong vòng 01 năm trở lại đây chưa bị xử lý hành chính về các vi phạm.

Việc thực hiện đưa lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài với các điều kiện nói trên được thực hiện trong khuôn khổ Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trương thí điểm trong thời gian trước mắt là thực hiện chắc chắn, bảo đảm người lao động được tuyển chọn và được đi làm việc ở nước ngoài sớm nhất, có mức thu nhập và các điều kiện đảm bảo nhất để rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

 

 

  • LuậtViệtnam

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thủ tục cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thủ tục cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngày 28/5/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 12/2009/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo hướng dẫn tại Thông tư này, chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, NHTM xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn.

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Đó là một trong những nội dung trong Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/5/2009, nhằm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 10 của Đảng. Theo đó, các loại hàng tiêu dùng nội địa được chú trọng đẩy mạnh sản xuất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh...

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Quản lý thuê bao di động trả trước: Vi phạm có thể bị phạt đến 20 triệu

Đây là quy định tại Nghị định số 50/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 25/05/2009, sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, với các quy định bổ sung cho Nghị định số 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến xử phạt đối với vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước.

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, chủ động ngăn ngừa lạm phát, ngày 22/5/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số biện pháp như sau...