Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 58, tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân hợp lệ tại quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập.
- Có điều lệ, tôn chỉ và mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lợi ích cũng như nhu cầu của Việt Nam.
- Có đề xuất cụ thể về dự kiến các chương trình, dự án, phi dự án hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam trong 03 năm.
- Có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam (quy định mới).
Về thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động, Điều 11 hướng dẫn:
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến đến Ủy ban công tác về tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ gốm có:
01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động;
01 bản sao Điều lệ, 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân;
01 bản thống kê chi tiết về các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong vòng 03 năm;
01 Quyết định bổ nhiệm Người đại diện kèm 01 bản tiểu sử, 01 bản lý lịch tư pháp mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất, 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu là người nước ngoài, 01 bản sao hộ chiếu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu là người Việt Nam.
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ... trong khoảng 01 tháng.
Trường hợp được chấp thuận, Giấy đăng ký hoạt động sẽ được cấp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, sẽ có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
Nếu còn thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp