Điều kiện đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm

Điều kiện đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
(LuatVietnam) Ngày 30/8/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 (nhóm ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng) hoặc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng lây bệnh. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 2 (nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp). Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 3 (nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình). Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 4 (nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao).

Đối với mỗi loại phòng xét nghiệm nêu trên phải tuân thủ các điều kiệm đảm bảo an toàn sinh học tương ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự. Bên cạnh đó các phòng xét nghiệm phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học do Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2010. Các phòng xét nghiệm đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải cải tạo để đến hết ngày 31/12/2010 đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ theo quy định tại Nghị định này. 

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau: quá thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành (trường hợp người có thẩm quyền xử phạt quyết định cho phép nộp tiền phạt nhiều lần nhưng quá thời hạn nộp tiền của lần cuối cùng mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành); quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.