Địa phương phải bãi bỏ thủ tục đất đai gây phiền hà cho người dân

Đây là nội dung được nêu tại Công văn 4898/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 23/8/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Theo đó, nhằm cải cách thủ tục hành chính và công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

- Chấn chỉnh, sắp xếp, bố trí công tác tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính hợp lý, không để tình trạng quá tải, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ làm phát sinh tiêu cực nhũng nhiễu, gây bức xúc trong nhân dân.

- Rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính do địa phương ban hành không hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai.

- Chấn chỉnh công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, rà soát, thống kê các trường hợp tồn đọng chưa đăng ký đất đai, chưa cấp Giấy chứng nhận, từ đó làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm.

- Cần chú ý quan tâm đến công tác đăng ký đất đai, đặc biệt là đăng ký đất đai với người chưa đăng ký đất đai và đối với đất được giao để quản lý.

- Làm rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm với cán bộ, người có trách nhiệm về các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết.
Địa phương phải bãi bỏ thủ tục đất đai gây phiền hà cho người dân (Ảnh minh họa)
Bên cạnh việc cải các hành chính, các tỉnh, thành phố còn được giao nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối,... để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định.

Tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các dự án không đưa đất vào sử dụng, các dự án chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà ở; các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp...

Ngoài ra, các địa phương cần bố trí đủ kinh phí từ ngân sách cho các nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương; dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm để đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành hệ thống thông tin đất đai.

Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục