Đến năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55-58% GDP

Đây là một trong những mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW nêu ra tầm quan trọng của kinh tế tư nhân. Theo đó, kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia, đóng góp khoảng 50% GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Kinh tế tư nhân thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55-58% GDP (Ảnh minh họa)

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030 và 2045 nêu tại Nghị quyết 68-NQ/TW như sau:

- Đến năm 2030: Kinh tế tư nhân dự kiến sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP, chiếm 35-40% tổng thu ngân sách và tạo việc làm cho 84-85% tổng số lao động.

- Đến năm 2045: Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ và bền vững, chiếm hơn 60% GDP và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân được đưa ra tại Nghị quyết gồm:

- Cải cách tư duy và nhận thức: Nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo và tôn trọng doanh nhân.

- Phát triển thể chế, chính sách: Đổi mới tư duy về pháp lý và cải cách thể chế, xoá bỏ các rào cản hành chính và cơ chế "xin - cho", tạo môi trường kinh doanh minh bạch và ổn định.

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp lý, minh bạch hóa quy trình, và thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

- Tăng cường sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các doanh nghiệp này sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính, thuế và chính sách đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực như khởi nghiệp sáng tạo và công nghệ cao.

- Thúc đẩy kết nối và hợp tác: Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chuỗi cung ứng và hợp tác công-tư, giúp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực chiến lược.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tập trung phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, đặc biệt là đội ngũ giám đốc điều hành. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng là các giải pháp được đưa ra nhằm phát triển kinh tế tư nhân.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục