Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải
(LuatVietnam) Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 trên quan điểm từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức kinh doanh điện, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.
Mục tiêu của Quy hoạch từ nay đến năm 2020 phải cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh; năm 2030 khoảng 695 - 834 tỷ kWh.
 
Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất năm 2020, đến năm 2030 tỷ lệ này là 6%. Đồng thời, các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp chống lũ, cấp nước, sản xuất điện cũng là một trong các hướng đi được ưu tiên; đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào năm 2020.
 
Phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt; đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam vào vận hành năm 2020, đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất).
 
Về cơ cấu nguồn điện đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000 MW, trong đó, thủy điện chiếm 23,1%, thủy điện tích năng 2,4%, nhiệt điện than 48%, nhiệt điện khí đốt 16,5% (trong đó sử dụng LNG 2,6%), nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%, điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
 
Để thực hiện mục tiêu đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 cần đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia cung cấp cho 500.000 hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 377.000 hộ dân nông thôn. Giai đoạn 2016-2020, đầu tư cấp điện mới từ lưới quốc gia cho 200.000 hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 231.000 hộ dân nông thôn.
 
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với 48,8 tỷ USD). Trong cả giai đoạn 2011 - 2030, nhu cầu đầu tư khoảng 2.359 nghìn tỷ đồng (tương đương 123,8 tỷ USD)…
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Ngày 20/07/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; Nghị định quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa; buộc súc vật và báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ đường...

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

Ngày 30/06/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 gồm 6 chương, 38 điều quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Theo Pháp lệnh, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí (trừ vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ). Nghiêm cấm các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Ngày 18/07/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Đối tượng cố phần hóa là công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên (TNHH1TV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; công ty TNHH1TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty TNHH1TV...

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Kể từ ngày 15/08/2011, giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được điều chỉnh lại. Đây là quy định mới đã được Bộ Tài chính ban hành trong Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 về thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao tại thời điểm có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...