Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm

Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm
(LuatVietnam) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 46/2011/TT-BGDĐT ngày 17/10/2011 ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hình thức vừa làm vừa học.
Trong đó, một trong những thay đổi quan trọng của Quy chế là thời gian đào tạo TCCN theo hình thức vừa làm vừa học có thể kéo dài từ 03 đến 04 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở thay vì chỉ kéo dài 03 năm như quy định cũ.
 
Thời gian đào tạo vẫn là 02 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Tuy nhiên thời gian này lại giảm xuống chỉ còn từ 1 đến 1,5 năm học (quy định cũ là 1,5 năm học) đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, đồng thời có chứng chỉ tốt nghiệp trình độ sơ cấp trở lên của giáo dục nghề nghiệp.
 
Cũng theo Thông tư này, hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo cho khóa học và lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
 
Đầu khoá học, nhà trường phải thông báo cho giáo viên và học sinh về quy chế đào tạo; nội dung và kế hoạch học tập của chương trình đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cho từng học kỳ; danh sách các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, hình thức thi các học phần; quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh.
 
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2012 và thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/04/2006.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra được quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra...

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này là 40 triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với các hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa các nội dung về hạn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tính năng, công dụng trên nhãn thuốc so với hồ sơ đã được phê duyệt...

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều mức phạt nặng khi cá nhân, doanh nghiệp trốn đóng BHYT. Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng khi vi phạm đến 10 lao động; mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động… và mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng khi doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho từ 1.001 lao động trở lên...

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Việc hoạt động ngoại hối mà không được cấp giấy phép; thực hiện dịch vụ kiều hối không phép; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt đến 500 triệu đồng thay vì mức 70 triệu đồng như quy định cũ. Đây là một trong các nội dung của Nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng...