Danh mục 146 dự án phải báo cáo đánh giá tác động môi trường

Danh mục 146 dự án phải báo cáo đánh giá tác động môi trường
(LuatVietnam) Ngày 18/04/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định quy định danh mục 146 nhóm dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc 19 lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Giao thông; Năng lượng, phóng xạ; Điện tử, viễn thông; Thủy lợi; Dầu khí; Xử lý chất thải; Chế biến thực phẩm; Sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; Dệt nhuộm và may mặc…
 
Chủ đầu tư các dự án này có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: Thay đổi địa điểm thực hiện dự án; Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng; Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu sự tác động do những thay đổi này gây ra.
 
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan, kết quả tham vấn cộng đồng; các biện pháp khắc phục cũng như cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp đó.
 
Cũng theo Nghị định này, các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất thì phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường…
 
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/06/2011 và thay thế quy định tại các Điều từ 6 đến 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006; các khoản từ 3 đến 10 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011, phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; Số sinh viên đại học - cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế...

Bị tước Giấy phép lái xe phải học lại Luật

Bị tước Giấy phép lái xe phải học lại Luật

Bị tước Giấy phép lái xe phải học lại Luật

Ngày 15/04/2011, Liên Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định việc tổ chức học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Theo đó, Thông tư liên tịch quy định việc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ có thời hạn 60 ngày...

30/03/2011 là mốc xác định đối tượng và mức thu nhập hưởng trợ cấp

30/03/2011 là mốc xác định đối tượng và mức thu nhập hưởng trợ cấp

30/03/2011 là mốc xác định đối tượng và mức thu nhập hưởng trợ cấp

Ngày 15/04/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thời điểm 30/03/2011 là mốc thời gian để xác định đối tượng và mức thu nhập quy định được hưởng trợ cấp. Đối với cá nhân thuộc nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn thì được hưởng trợ cấp theo đối tượng có mức cao nhất; việc trợ cấp khó khăn được thực hiện thành 02 lần trong quý II/2011...

Từ 01/06, điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường

Từ 01/06, điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường

Từ 01/06, điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/04/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, theo đó, thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa 02 lần liên tiếp tối thiểu là 03 tháng thay vì 01 năm như quy định hiện hành; việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện công khai, minh bạch. Giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định...