Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Ngày 1/7, Bộ Công an đã có Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

Theo Thông tư, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú. Việc tiếp nhận thông tin thông qua điện thoại, hòm thư góp ý, thông tin điện tử...

Đăng ký thường trú đơn giản, nhanh chóng

Hồ sơ đăng ký thường trú gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định. Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của mình hoặc người có sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm.

Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng... quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Cư trú mà chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha mẹ, cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, cha hoặc mẹ. Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực).

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về nước sinh sống phải có một trong các giấy tờ: Hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy bà con Việt Kiều vẫn có thể đăng ký thường trú tại Việt Nam mà không cần phải có bảo lãnh của chính quyền địa phương như trước đây.

Công an xã cũng có thẩm quyền đăng ký thường trú

Đây chính là điểm nhấn mới vì trước đây việc đăng ký thường trú chỉ phân cấp đến công an cấp huyện.

Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng, bị mất sẽ được cấp lại có số, có nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu. Nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu phù hợp với hồ sơ gốc.

Thông tư cũng quy định rõ: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đăng ký thường trú, thay đổi tạm trú... thì phải kê khai bản khai nhân khẩu.

Đối với việc đăng ký tạm trú, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

 . (Luật Việt Nam)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.