Theo đó, Thông tư này quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, bao gồm:
- Tiêu chuẩn, phân loại khám sức khỏe;
- Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
- Quản lý, kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị;
- Khám sức khỏe tuyển sinh quân sự;
- Khám sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ; tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong khám sức khỏe. cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Nội dung sơ tuyển sức khỏe gồm có:
- Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
- Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quy trình sơ tuyển sức khỏe:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã lập danh sách và gọi khám sơ tuyển đối với công dân thuộc diện khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức sơ tuyển sức khỏe;
- Hoàn chỉnh thông tin sức khỏe của công dân được gọi khám sơ tuyển sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
- Lập danh sách công dân mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe.
Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:
- Tiêu chuẩn chung:
- Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6;
- Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.