Đã có Nghị định hướng dẫn xây dựng, thực hiện hương ước

Ngày 16/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư gồm 04 Chương và 25 Điều.

Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP, hương ước, quy ước được định nghĩa là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Mục đích của việc xây dựng hương ước là nhằm phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng.

Đã có Nghị định hướng dẫn xây dựng thực hiện hương ước
Đã có Nghị định hướng dẫn xây dựng thực hiện hương ước (Ảnh minh họa)

Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, với ngôn ngữ quy ước là  tiếng Việt và có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư (khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín).

Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành.

Hương ước, quy ước sau khi được công nhận phải có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tên gọi của văn bản này có thể là “Hương ước” hoặc “Quy ước”, việc chọn tên do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.

Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/8/2023.

Xem chi tiết Nghị định 61/2023/NĐ-CP.

Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục