Cung cấp Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Cung cấp Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.Theo Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/9/2006, Chính phủ quy định: đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu, trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30 triệu đồng. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng...

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) để đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây: Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm, Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm, Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm.

Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật...

Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ "hoặc tương đương" sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Đối với hàng hoá phức tạp, cần yêu cầu nhà thầu nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất...

Đối với Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ đã quy định rõ: đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành...

Đối với các dự án quan trọng quốc gia thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư. Những dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có quy hoạch xây dựng thì phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận...

Các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai hoặc đang thực hiện dở dang thì không phải làm thủ tục phê duyệt lại dự án, các công việc khác tiếp theo được thực hiện theo Nghị định này...

2 Nghị định trên có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 

 

    Luật Việt Nam

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 213/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. Việc sử dụng công sở (nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước) phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích, không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Ngày 22/9, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay...

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Cung cấp toàn văn một số Nghị định vừa được Chính phủ ban hành

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 100/2006/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan và Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư....

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Tăng thêm một mức kỷ luật người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng

Ngày 22/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, sẽ tăng thêm một mức kỷ luật với người đứng đầu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tham nhũng.