Cung cấp gói tín dụng lãi suất thấp cho người mua nhà ở xã hội

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 123/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

- Các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung xây dựng, sớm trình Chính phủ ban hành các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trong đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về phát triển nhà ở xã hội, nhất là về thủ tục đầu tư; quy hoạch, bố trí quỹ đất... trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền.

- Giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư...để việc triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội tiết kiệm thời gian, huy động, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia phát triển nhà ở xã hội.

- Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp, nghiên cứu xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà xã hội với thời hạn vay từ 10 đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn 3 - 5% so với cho vay thương mại thông thường.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp tình hình thực tiễn.
Cung cấp gói tín dụng lãi suất thấp cho người mua nhà ở xã hội
Cung cấp gói tín dụng lãi suất thấp cho người mua nhà ở xã hội (Ảnh minh họa)

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024 - 2025 theo quy định pháp luật về nhà ở.

- Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội.

- Giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mỗi Bộ thực hiện 5.000 căn hộ nhà ở xã hội; đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện 2.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

- Các địa phương khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng thời, chủ động bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng và tổ chức giải phóng mặt bằng sạch để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai... bảo đảm công khai, minh bạch...

- Các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lập tiến độ, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, tài chính, áp dụng công nghệ mới nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Sau khi khởi công dự án nhà ở xã hội cần nhanh chóng cung cấp, công bố công khai, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án để người dân biết đăng ký mua, thuê mua, thuê.

Xem đầy đủ Thông báo 123/TB-VPCP

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục