Ngoài 02 trường hợp công chức cấp xã chỉ cần bằng trung cấp theo tinh thần của Thông tư 13/2019/TT-BNV, thì theo Luật Dân quân tự vệ vừa được Quốc hội thông qua còn có một trường hợp khác.
Cụ thể, Điều 26 của Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã như sau:
Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường quân đội.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã - một chức danh công chức xã - vẫn được chấp nhận bằng trung cấp trở lên.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã có bằng trung cấp trở lên (Ảnh minh họa)
Cũng theo Điều 43 của Luật này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan chỉ đạo hướng dẫn về đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp, cao đẳng ngành quân sự cơ sở.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ đại học ngành quân sự cơ sở.
Khi đang tham gia đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở, học viên được hưởng các chế độ như:
- Trường hợp không tham gia BHYT, nếu bị ốm đau, tai nạn, bị thương thì được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh;
- Trường hợp không tham gia BHXH, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;
- Trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ.
Luật Dân quân tự vệ 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
>> Toàn bộ 6 điểm mới của Luật Dân quân tự vệ 2019