Công bố 2 Pháp lệnh mới

(LuatVietnam) Sáng ngày 09/05/2012, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 02 Pháp lệnh là: Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng số 02/2012/UBTVQH13 và Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật số 03/2012/UBTVQH13.
Theo đó, Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng gồm 07 Chương quy định cụ thể trách nhiệm nộp tiền, thanh toán tạm ứng chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, phiên dịch... và các trường hợp được miễn nộp chi phí.
 
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng. Mức chi gồm các chi phí về tiền lương, thù lao cho người làm chứng; chi phí đi lại, chi phí lưu trú và chi phí khác theo quy định.
 
Vấn đề giám định và định giá tài sản là công việc Tòa án thường phải tiến hành trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và là công việc rất phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định tính khách quan của sự việc và giá trị của tài sản trong vụ án; tuy nhiên trước đây chưa được quy định cụ thể do đó gây gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng.
 
Do đó, việc ban hành Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý cần thiết, tạo thuận lợi và minh bạch hơn cho việc giải quyết các vụ việc dân sự.
 
Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá và chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng sẽ có hiệu lực thi hành kể từ này 01/01/2013.
 
Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển.
 
Pháp lệnh được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, trong một thời gian nhất định và theo một trình tự, thủ tục thống nhất, tiến hành rà soát, tập hợp các quy phạm pháp luật hiện hành, sắp xếp các quy phạm đó theo một trật tự hợp lý và dễ dàng tra cứu thành Bộ pháp điển.
 
Bộ pháp điển được cấu trúc theo 45 chủ đề như: An ninh quốc gia, Bảo hiểm; Bưu chính, viễn thông; Bổ trợ tư pháp; Cán bộ, công chức, viên chức; Chính sách xã hội… Chính phủ có thẩm quyền bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
 
Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013.
  • LuậtViệtnam 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ chỉ đạo không tăng giá điện "giật cục"

Đây là nội dung tại Thông báo 244/TB-VPCP ngày 25/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

3 Luật mới về bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 01/8/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 245/TB-VPCP ngày 25/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện trình Quốc hội các văn bản có hiệu lực thi hành sớm đối với các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.