Theo đó, Điều 17 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, khi đăng ký thông tin thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất (đăng ký sim điện thoại), ngoài việc xuất trình bản gốc hay bản sao được chứng thực bằng bản gốc thì cá nhân có thể sử dụng bản điện tử hoặc thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, cụ thể:
(1) Đối với trường hợp đăng ký số thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất thực hiện phương thức giao tiếp giữa người với người (số thuê bao di động H2H).
Giấy tờ tùy thân (gồm thẻ Căn cước/Căn cước công dân/Căn cước điện tử hoặc tài khoản định danh điện tử (VNeID) hoặc các giấy tờ khác có thể sử dụng để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật) còn thời hạn sử dụng và doanh nghiệp viễn thông có thể truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tham chiếu, xác thực thông tin thuê bao.
(Áp dụng cả trường hợp đăng ký số thuê bao viễn thông dùng cho dịch vụ viễn thông di động mặt đất không thực hiện phương thức giao tiếp giữa người với người)
Trường hợp người đăng ký là người trúng đấu giá số thuê bao di động H2H, ngoài các giấy tờ nêu trên thì phải xuất trình giấy tờ theo quy định của pháp luật về quản lý kho số viễn thông để xác nhận quyền sở hữu sổ thuê bao trúng đấu giá.
(2) Nếu người đăng ký số thuê bao chính chủ là người chưa đủ 6 tuổi hoặc chưa được cấp các giấy tờ tùy thân theo quy định như trường hợp (1) thì việc đăng ký phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện.
(3) Nếu người đăng ký số thuê bao chính chủ là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và đã được cấp các giấy tờ tùy thân theo quy định thì khi đăng ký thông tin thuê bao còn cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thể hiện bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng khác kiểm chứng được.
Ngoài giấy tờ xuất trình theo quy định, cha, mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 163/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/12/2024.