Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
(LuatVietnam)Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có sự thay đổi là nội dung của Nghị định số 89/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 16/8/2010.
Theo quy định mới, Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam được đổi thành Tổng cục địa chất và Khoáng sản.
Thêm vào đó, Nghị định cũng nêu rõ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây cũng là một điểm mới quan trọng so với quy định trước đây.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2010.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Vinashin

Tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Vinashin

Tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Vinashin

Chính phủ chủ trương tái cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn Vinashin với sự hỗ trợ trực tiếp từ kinh tế nhà nước và các định chế tài chính, tín dụng để duy trì và từng bước ổn định phát triển Tập đoàn với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn, giữ được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển.

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Cơ chế tài chính cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (công ty), công ty thành lập mới có mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế. Công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; trường hợp các doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ có nhu cầu bảo lãnh thì công ty mẹ được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc: các bên góp vốn cùng cam kết thực hiện bảo lãnh, tỷ lệ % bảo lãnh của từng khoản vay không vượt quá tỷ lệ % góp vốn của công ty mẹ trong doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn và tổng các khoản bảo lãnh vay vốn không vượt quá vốn điều lệ của công ty mẹ.