Chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo phòng chống rửa tiền

Ngày 28/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Cụ thể, Thông tư 09 quy định các trường hợp phải báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện từ cùng ở Việt Nam (chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo phòng chống rửa tiền
Chuyển khoản từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo phòng chống rửa tiền (Ảnh minh họa)

Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau:

- Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền.

- Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử:
  • Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh;

  • Số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu;

  • Số thị thực nhập cảnh (nếu có);

  • Địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch).

- Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính.

- Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch.

- Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.

Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo bao gồm:

- Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

- Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.

Thông tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 28/7/2023.

Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kết luận về dự thảo Nghị định quy định giá đất, Nghị định bồi thường đất

Kết luận về dự thảo Nghị định quy định giá đất, Nghị định bồi thường đất

Kết luận về dự thảo Nghị định quy định giá đất, Nghị định bồi thường đất

Ngày 10/5/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 208/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định quy định về giá đất.

Sửa đổi thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài sử dụng tại Việt Nam

Sửa đổi thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài sử dụng tại Việt Nam

Sửa đổi thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài sử dụng tại Việt Nam

Ngày 02/5/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.