Cụ thể, tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất ở thuộc địa giới hành chính cấp xã.
Và theo khoản 4 Điều 9 Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm thuộc địa giới cấp xã.
Do vậy, mức phạt đối với hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất ở cụ thể như sau:
STT | Diện tích vi phạm | Mức phạt | |
Đối với địa giới hành chính của xã | Đối với địa giới hành chính phường, thị trấn | ||
1 | Từ dưới 0,02 héc ta | 10 - 20 triệu đồng | 20 - 40 triệu đồng |
2 | Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | 20 - 50 triệu đồng | 40 - 100 triệu đồng |
3 | Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | 50 - 100 triệu đồng | 100 - 200 triệu đồng |
4 | Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | 100 - 150 triệu đồng | 200 - 300 triệu đồng |
5 | Từ 0,5 héc ta trở lên | 150 - 200 triệu đồng | 300 - 400 triệu đồng |
Về biện pháp khắc phục hậu quả:
(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai về trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng như sau:
* Trường hợp người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
** Trường hợp không thuộc (*) thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
(2) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.