Ban hành Chương trình tiếng Nhật thực hành

Từ ngày 12/02/2019, chương trình giáo dục thường xuyên tiếng Nhật thực hành tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học… sẽ được áp dụng theo Thông tư 34/2018/TT-BGDĐT.

Chương trình này được thiết kế theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với tổng thời lượng là 1620 tiết học (gồm cả số tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá) tương đương 270 tiết/bậc.

Ban hành Chương trình tiếng Nhật thực hành

Chương trình tiếng Nhật thực hành theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (Ảnh minh họa)


Yêu cầu với mỗi bậc học, cụ thể:

- Bậc 1: Khoảng 800 từ mới - 50 chữ Hiragana, 50 chữ Katakana, khoảng 90 chữ Hán - 104 cấu trúc ngữ pháp mới;

- Bậc 2: Khoảng 1500 từ mới - 210 chữ Hán mới - 120 cấu trúc ngữ pháp mới;

- Bậc 3: Khoảng 1500 từ mới - 355 chữ Hán mới - 120 cấu trúc ngữ pháp mới;

- Bậc 4: Khoảng 2100 từ mới - 400 chữ Hán mới - 110 cấu trúc ngữ pháp và một số cách diễn đạt mới;

- Bậc 5: Khoảng 2100 từ mới - 400 chữ Hán mới - 110 cấu trúc ngữ pháp và một số cách diễn đạt mới;

- Bậc 6: Khoảng 2000 từ mới - 550 chữ Hán mới - 110 cấu trúc ngữ pháp và một số cách diễn đạt mới.

Giáo viên dạy tiếng Nhật phải đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phải được tập huấn về nội dung của Chương trình và tài liệu dạy học; cập nhật kiến thức, ngôn ngữ, văn hóa mới và phương phá dạy học hiện đại.

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.