Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT

Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT

(LuatVietnam) Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông (THPT) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017.

Trên cơ sở nhận định môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, Bộ yêu cầu học sinh sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh hiểu được những nội dung chính về lịch sử, truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, những nội dung chính trong một số văn bản luật về quốc phòng an ninh; quyền, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam, làm cơ sở nhận thức đúng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, học sinh cần có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; vận dụng được các động tác chiến thuật từng người trong nội dung thực hành các kỹ năng quân sự, an ninh…

Thời lượng chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó lớp 10, lớp 11 và lớp 12 đều có 35 tiết, mỗi tiết 45 phút. Học sinh lớp 10 được học các nội dung về lịch sử truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Đội ngũ từng người không có súng; Đội ngũ tiểu đội; Kỹ thuật mắc tăng võng, bếp Hoàng Cầm… Học sinh lớp 11 được học các nội dung về Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân; Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; Kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Lớp 12 có các nội dung về Bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tìm và giữ phương hướng…

Thông tư này thay thế Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cá nhân được vay tiêu dùng tối đa 100 triệu đồng

Cá nhân được vay tiêu dùng tối đa 100 triệu đồng

Cá nhân được vay tiêu dùng tối đa 100 triệu đồng

Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30/12/2016; trong đó cho phép cá nhân được vay tối đa 100 triệu đồng tại công ty tài chính nhằm mục đích mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi trả chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch…

Năm 2017, thời gian đăng ký quyền sở hữu tài sản còn tối đa 20 ngày

Năm 2017, thời gian đăng ký quyền sở hữu tài sản còn tối đa 20 ngày

Năm 2017, thời gian đăng ký quyền sở hữu tài sản còn tối đa 20 ngày

Đây là một trong những mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020…

Từ 2019, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình cấp 3

Từ 2019, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình cấp 3

Từ 2019, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình cấp 3

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cụ thể, năm 2017, nội dung thi THPT quốc gia nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT…